Sản xuất áo mưa

Cơ sở sản xuất áo mưa Hưng Việt là đơn vị tiên phong trong ngành áo mưa và có tay nghề lâu năm được thị trường đánh giá uy tín và chất lượng đảm bảo. Với dây truyền hiện đại cùng đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình với công việc chúng tôi khẳng định luôn cho ra những sản phẩm tốt nhất cho người dùng. 

Với máy móc và quy trình sản xuất hiện đại như máy ép nhiệt, máy may công nghiệp, máy ép đường may, in lưới. Việc sản xuất áo mưa có 4 công đoạn chính như sau:

 
1. Cắt vải

Các bạn chắc hẳn đều biết, nếu muốn may thành chiếc áo bất kỳ thì chúng ta phải ghép chúng từ những mảnh vải đã được cắt định hình sẵn theo thiết kế.

Khâu cắt vải áo mưa

Áo mưa cũng không ngoại lệ, tùy thuộc vào size áo mà sẽ cắt ra những mảnh chi tiết áo với kích thước khác nhau. Với số lượng áo sản xuất hàng loạt thì việc cắt tay là không thể, xưởng sản xuất của áo mưa Hưng Việt sử dụng để cắt bằng máy cắt, máy này cắt được khoảng 200-500 lớp một lần đó các bạn.

2. In ấn logo áo mưa quảng cáo


Sau khi cắt vải thành các miếng vải, các công nhân kỹ thuật in sẽ tiến hành mang các miếng vải trên qua xưởng in để thực hiện công đoạn in logo của đơn vị lên trên áo mưa quảng cáo. Hiện tại áo mưa Hưng Việt sử dụng khuôn in và mực in PU, là loại mực in không bị bong tróc và rất bám vải dù là chất liệu nào, nó có ưu điểm là màu sắc được nổi bật hẳn trên áo, dù áo màu tối hay màu sáng, chất lượng in thì luôn đảm bảo.
  
Khâu in áo mưa

Để đảm bảo độ chính xác và tiện cho việc in chúng tôi chọn in bán thành phẩm. Có nghĩa là chúng ta sẽ in trên mảnh áo đã được cắt rồi mới tiến hành ghép các bộ phận của áo mưa. Kỹ thuật in logo trên áo mưa quảng cáo

3. May áo mưa

Sau công đoạn in ấn sẽ tới công đoạn ghép áo, việc ghép một chiếc mưa trùm hay áo mưa bộ thì với những thợ may trong nghề quả là đơn giản, không những phải may một kim, may cuốn, may hai kim mà còn phải ráp mũ áo cho vừa áo, chuẩn bị tem size để gắn lên cổ, khi may phải may thêm đường, nẹp ở mũ áo để cho chiếc áo nhìn có vẻ cứng cáp hơn.

 
Thợ may áo mưa

Áo mưa bị ngấm nước nguyên nhân chủ yếu là do thấm qua đường chỉ may và các nốt may,một phần còn lại là do ngấm qua vải. Nước dù chỉ một lỗ hổng rất nhỏ cũng thấm vào quần áo bên trong, vậy nên sau khi may xong sẽ  để lại những lỗ nhỏ li ti trên áo, vậy nên áo mưa trước khi hoàn thiện cần phải ép nhựa bên trong mỗi đường may để đảm bảo nước không thấm vào bên trong.

Dán chống thấm thể hiện công nghệ,kỹ thuật được áp dụng khi sản xuất áo mưa. Dán chống thấm phải chính xác lên trên các đường may, ép phải chắc chắn bằng nguyên liệu tốt nếu không tốt sẽ sớm bị bong tróc. Bạn có thể thử khi dứt,kéo thử,nếu chắc chắn là tốt. Bạn mua một chiếc áo mưa, dùng và thấy bị ngấm ngay lập tức mặc dù còn rất mới thì nguyên nhân do là ở đây đường ép không chính xác hoặc không chính xác

 
Ép dán đường may


Để ra một sản phẩm đẹp, bền thì đội ngũ thợ may phải chuyên nghiệp và tỉ mỉ trong từng đường chỉ, trong từng công đoạn ghép áo và mỗi đường ép chống thấm.

4. Kiểm tra, gấp, đóng gói áo mưa

May áo xong chưa phải là đem ra chợ bán ngay được, còn phải thêm công đoạn kiểm tra áo trước khi xuất xưởng. Để giảm thiểu hàng lỗi và hàng không đảm bảo khi đưa ra thị trường, chúng tôi luôn đặt việc kiểm tra chất lượng lên cao, cần kiểm tra kỹ đường may, chất lượng in ấn, sau đó mới gấp và cho vào vỏ bao gọn gang.

Khâu kcs



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét